Nhã nhạc Cung đình Huế – Trải qua thăng trầm lịch sử và phát triển
Huế là địa danh từng được lựa chọn làm Kinh đô dưới thời Triều Nguyễn – triều đại cuối cùng của thể chế phong kiến, từng là trung tâm văn hóa chính trị của dân tộc Việt trước đây. Đây cũng chính là nơi Nhã nhạc Cung đình Huế được hình thành, và phát triển đạt đỉnh cao. Trải qua ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến cố trong lịch sử, cho đến ngày nay Nhã nhạc Cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại.
Sự phổ biến của Nhã nhạc trong thời phong kiến
Nhã nhạc đặc trưng bởi nó thể hiện được tính Vương quyền, độ uy nghi và hoành tráng của Triều đại. Đây được được xem là Quốc nhạc, là loại hình âm nhạc chính thống được sử dụng trong các chương trình tế lễ nghiêm trang của Triều đình nhà Nguyễn như: lễ Đăng quang, lễ Băng hà, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã tắc,…
Vì là một biểu tượng của tính vương quyền và về sự trường tồn, hưng thịnh của Triều đại Nhã nhạc Cung đình rất được coi trọng và chú trọng phát triển. Âm nhạc Cung đình được kế thừa và phát huy tối đa trong việc phục vụ cho vương triều phong kiến xuyên suốt qua từng thời kỳ lịch sử.
Xem thêm: Lăng Vua Khải Định – Đỉnh cao nghệ thuật tạo hình
Chỉ riêng, dưới thời Vua Đinh thế kỷ X và thời Tiền Lê tuy đã có nhã nhạc nhưng do tình hình lịch sử và hoàn cảnh lúc bấy giờ nên không thấy một tư liệu nào để lại.
Nhã nhạc Cung đình dưới thời Lý – Trần được bộc lộ một cách khá rõ nét. Sinh hoạt ca múa Cung đình phong phú về loại hình và tổ chức, đã đạt được những thành tựu rất cao trong ổn định tổ chức và phong cách âm nhạc trong Triều đình. Cùng với đó, triều đình còn thiết lập các “Bộ” và những cơ quan Nhà nước chuyên trách việc nghiên cứu, sáng tác, đào tạo, quản lý các hoạt động nhã nhạc trong Triều và trong dân gian. Thời kỳ này, Nhã nhạc được ổn định và bắt đầu có sự phân biệt nhạc khí Cung đình với nhạc khí dân gian.
Dưới thời Lê, Mạc, Trịnh – Nguyễn, Nhã nhạc Cung đình trải qua thời kỳ suy thoái do hoàn cảnh lịch sử bất ổn lúc đó.
Thời kỳ vàng son của âm nhạc Cung đình Việt Nam trước năm 1885, trước khi Kinh đô Phú Xuân thất thủ vào năm.
Minh chứng cho điều này đó là từ sau khi Gia Long lên ngôi đến khi Tự Đức mất (1883), âm nhạc Cung đình Phú Xuân bây giờ được gọi là Nhã nhạc Cung đình Huế đã được phục hồi dần và phát triển mạnh nhất. Điều đáng chú ý nhất của sự phát triển đỉnh cao của Nhã nhạc cung đình Huế đó là việc xây dựng các nhà hát, rạp hát làm nơi biểu diễn nhạc cổ điển, hát bội, nhạc dân gian phục vụ cho vua, địa thần và nhân dân.
Đến đời Vua Tự Đức (1841-1883)là thời kỳ âm nhạc cổ điển và Nhã nhạc Cung đình, hát bội Cung đình phát triển đạt tới đỉnh cao nhất.
Từ năm 1858-1885, Kinh đô Phú Xuân Huế thất thủ, các Vua Nguyễn sau này mất hết quyền bính. Đời sống Cung đình từ đó tẻ nhạt theo, âm nhạc Cung đình cũng không được chú trọng, quan tâm, không còn phát triển như trước.
Năm 1889-1925, Vua Thành Thái lập “Võ can đội”, rồi thêm một đội “Đồng ấu”, nhưng tất cả đều chỉ dừng ở mức hoạt động cầm chừng mà thôi.
Năm 1925-1945, dưới sự cai trị của Vua Bảo Đại, “Võ can đội” thời Vua Thành Thái được đổi thành “Ba vũ đội” gồm có một đội Đại nhạc và Tiểu nhạc, nghệ nhân tổng cộng có khoảng 100 người nhưng hoạt động rất rời rạc, trong chỉ được tập hợp lại khi làm nhiệm vụ chính đó là phục vụ Lễ Tế Nam giao.
Đỉnh điểm của sự suy thoái đó là vào năm 1942, Nhã nhạc Cung đình Huế được biểu diễn lần cuối cùng trong cử hành Lễ Tế Nam giao phục vụ trong Cung đình Triều Nguyễn.
Ngày 31-8-1945, khi Bảo Đại – Hoàng đế cuối cùng của Triều Nguyễn thoái vị, nhã nhạc Cung đình không còn có cơ hội để sử dụng và phát triển. Cuối thời Nguyễn, Triều đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc và Tiểu nhạc bên cạnh dàn Quân nhạc ảnh hưởng từ văn hoá Phương Tây. Nhiều bản bị quên lãng, biên chế các dàn nhạc bị thu hẹp nhiều loại nhạc cụ đã không có trong Nhã nhac cung đình.
Âm nhạc Cung đình Huế mất đi vị trí và chức năng trong xã hội, lối diễn xướng theo nguyên thủy trước đây dần suy thoái và thất truyền. Mãi cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, Nhã nhạc dần dần được phục hồi và được công nhận là Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại vào tháng 11-2003, phục hồi vị thế của loại hình âm nhạc độc đáo trên trường quốc tế.
Như vậy, Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa, trải quá bao thăng trầm và biến cố lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam để phát triển.
>>> Đừng bỏ lỡ: Thả hồn vi vu cùng điệu hò, câu hát ca Huế trên sông Hương
Theo các đánh giá của UNESCO, thì nhã nhạc được công nhận là “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc Cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”.
Hy vọng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, Nhà nước, cộng đồng quốc tế và của tất cả người dân Việt Nam cũng như những nghệ nhân còn sống cùng với thế hệ người trẻ sau này sẽ chung tay góp sức khôi phục và phát triển dòng nhạc độc đáo, đặc trưng vương dã này hơn nữa.
Dạ xin chào Quý Du Khách,
Chúng em là Hue Smile Travel – Du Lịch Nụ Cười Huế
Sứ mệnh của chúng em là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn qua mỗi chuyến du lịch; chúng em tin rằng ” chất lượng là nguồn sống, uy tín là hơi thở” sẽ giúp chúng em hoàn thành sứ mệnh và kết nối thêm nhiều chuyến du lịch ý nghĩa cùng quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn.