chua-tu-dam

Chùa Từ Đàm – Biểu tượng Phật giáo của Huế

Bạn đến Huế và muốn viếng thăm những ngôi chùa ở đây? Chùa Từ Đàm là địa chỉ bạn cần và nên đến đầu tiên để hiểu Huế và có trải nghiệm với Huế trọn vẹn nhất.

chua-tu-dam

Chùa Từ Đàm tọa lạc tại phường Trường An thành phố Huế, đến đường Điện Biên Phủ giao với con đường Sư Liễu Quán bạn sẽ bắt gặp ngay, ngôi chùa thinh lặng, sừng sững không khỏi thu hút người có ý định viếng thăm.

Đôi điều về chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm ban đầu có tên là Ấn Tôn, tính theo năm (1695) hoàn tất và đưa vào sử dụng cho đến nay đã hơn 300 tuổi. Tên gọi Từ Đàm có được từ thời Thiệu Trị, năm 1841 khi đó chùa được trùng tu và đổi tên. 

Chùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoằng ở Trung Quốc, tạo dựng Chùa ban đầu có tên là Ấn Tôn với ý nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tông chỉ của chùa.

chua-tu-dam-hue-gan-lien-lich-su

Đến thời Thiệu Trị chùa được trùng tu và trở nên khang trang hẳn. Đến năm 1935 phong trào chấn hưng phật giáo phát triển mạnh cho nên chùa được xây thêm và mở rộng. Cho nên về sau chua chưa hẳn là ngôi chùa nhiều năm tuổi có lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên với lối kiến trúc mới này, chùa trở nên phù hợp với nhu cầu của con người trong trong một thời đại mới. Đây là một ngôi chùa dùng để làm trụ sở cho Giao hội Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ trong cuộc vận hội chấn hưng Phật giáo Bắc – Trung – Nam.

Kể từ thời điểm trùng tu cho đến nay, chức năng của chùa Từ Đàm không hề thay đổi, vẫn là chùa hội, vẫn là nơi hội họp của đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ vẫn còn bất cập vì dù được trùng tu nhưng không gian kiến trúc lúc đó vẫn  chật chội so với lượng Phật tử ngày một đông.

Ý nghĩa tên gọi Từ Đàm

Từ Đàm mang theo ý nghĩa tốt đẹp đó là mây lành. Ý nghĩa lớn hơn đó là Đức Phật như mây lành mang bóng may che chở cho nhân gian. Chắc có lẽ trong ý niệm của người đầu tiên chọn đất để dựng chùa đã nghĩ đến ý nghĩa và triết lý từ Phật mang đến cho thế gian, phổ độ chúng sinh, khai sáng tâm hồn và mang an lành đến cho nhân gian.

Lối kiến trúc ít người biết đến của chùa Từ Đàm

Với những nét đặc trưng riêng chùa Từ Đàm vẫn có điểm giống với các ngôi chùa khác trên Việt Nam. Chùa Từ Đàm được khai sinh khá lâu nhưng đã có những lần trùng tu, tu sửa nên chùa Từ Đàm có lối kiến trúc khá lạ mắt, đó là sự phối hợp giữa những đường nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống và hiện đại. Khuôn viên chùa là không gian rộng rãi, thoáng mát được bài trí bởi cây, chậu cảnh và cây cổ thụ trước sân.

chua-tu-dam-hue

>>> Xem thêm: Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Điểm dừng chân lý tưởng

Chùa được xây dựng gồm gồm ba phần, trước là cổng tam quan, chùa chính và phía sau là nhà Hội.

Phía trong cổng tam quán có cội cây Bồ đề. Cây bồ đề cổ thụ với hàng trăm năm lịch sử, to bằng cả ba bốn vòng tay ôm, tỏa bóng mát xuống sân, vững hơn cột đồng, tượng trưng cho sức sống Phật giáo giữa lòng dân tộc. Hai biểu tượng đó chính là nét đặc trưng riêng của chùa Từ Đàm được gìn giữ cho đến ngày nay.

Sân chùa khá rộng, được lát đá bằng phẳng, sạch sẽ, có bóng cây Bồ đề vông cùng thoáng mát vô cùng thoáng mát. Chùa chính bao gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên nền móng cao 1,5 mét bằng đá hoa cương.

Mái ngói của chùa được thiết kế những cặp rồng uốn cong, mềm mại mà không kém phần uy nghi, được đặt đối xứng nổi lên trên những dãy ngói khiến cho chùa trở nên uy nghi, cổ kính mà không kém phần đẹp mắt, nghệ thuật.

Dưới mái cổ lầu được thiết kế và đặt các bức tượng về sự tích đức Phật đơn giản mà không kém phần tinh tế được đặt trên các bệ đá cao. Đến thăm chùa, nếu để ý  cột trụ tiền đường các bạn sẽ thấy các bức câu đối với nét chữ được chạm khắc tinh tế, nghệ thuật, cực kỳ sắc sảo. Hai bên tiền đường được xây dựng hai lầu chuông trống.

chinh-dien-chua-tu-dam

>>> Đừng bỏ lỡ: Lăng Vua Khải Định – Đỉnh cao nghệ thuật tạo hình

Trong nhà tiền đường được thiết kế lối kiến trung ba gian quen thuộc dài 18m, rộng 7,4m. Gian trong cùng đặt thờ tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen, tay bắt ấn. 

Một điểm đặc biệt nữa đó là trong chùa có một phòng lưu niệm được thiết kế xây dựng sau này, theo lối kiến trúc mới được dùng như một viện bảo tàng trưng bày tất cả những kỷ vật liên quan đến chùa trong suốt thời gian xây dựng và hình thành trong lịch sử.

Từ Đàm là thế. Muốn biết Huế quật khởi và cổ kính dịu êm đến thế nào hãy viếng thăm ngay chùa Từ Đàm. Chùa là đề tài phong phú và ý nghĩa vô cùng đối với thơ ca nhạc họa. Đến đây, nghe tiếng chuông chùa Từ Đàm ngân vang tâm hồn như lắng đọng, thanh tịnh. Ngồi trên hiên ngắm dãy lá Bồ đề rơi đầy sân cuốn xoáy theo gió chiều thì con người như chỉ muốn dừng chân mãi tại nơi đây – chốn Kinh Kỳ linh thiên, yên ắng, nhe nhàng có ngồi chùa Từ Đàm uy nghi, thinh lặng mà quật cường theo dòng lịch sử.

XEM THÊM: Địa điểm du lịch Huế