Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Điểm dừng chân lý tưởng
Nếu các bạn đã quá chán với nơi phồn hoa đô thị tấp nập, quá chán với những thú vui xa hoa, nhộn nhịp nơi phố thị, đã quá mệt mỏi với với hàng tá công việc và mối quan hệ. Thì chùa Huyền Không chính là điểm nghỉ ngơi và thư giãn tuyệt vời dành cho các bạn.
Đây là một trong những ngôi chùa Huyền Không ở Huế, để phân biệt với các ngôi chùa khác, ngôi chùa đang được nhắc đến trong bài viết này là Huyền Không Sơn Thượng. Chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc thôn Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chúng tôi men theo con đường dọc bờ sông Hương từ chùa Thiên Mụ lên phía tây theo chỉ dẫn của bản đồ, đường khá xa, chỉ bằng phẳng cho đến khi đến cổng thôn Chầm. Đến đây chúng tối không đi vào thôn mà rẽ tay trái đi lên núi, bây giờ là lúc cảm thấy gian nan. Nhưng được cái là đứa nào đứa đó hào hứng bởi không gian đi vào sâu ngày càng lạ lẫm và thoải mái đến lạ, hai bên núi rừng bát ngát, tựa dưới chân núi là dăm ba nhà dân.
Huyền Không Sơn Thượng không thuộc môn phái như những ngôi chùa khác, đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông.
>>> Đừng bỏ lỡ: Thiền Viện Trúc Lâm – Chốn bình yên nơi xứ Cố Đô xưa
Không gian chùa phải nói là rất rộng, lớn, khoảng đến 10.000 mét vuông, được chia làm 2 không gian chính đó là nội viện và ngoại viện
KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG NÀO
Ngoại viện chùa
Ngoại viện chùa được chia thành hai không gian khá lớn. Đó là:
Không gian chùa viện
+ Chánh điện
Vật liệu xây dựng Chánh điện toàn bằng gỗ, ngói là ngói vảy cá, loai ngói mà đi đâu nhìn thấy nó là sẽ nhớ về Huế, chỉ có Huế mới có, tuy nhiên ở đây để màu ngói nguyên thủy, không sơn phết màu sắc như màu sắc đặc trưng ở các ngôi chùa khác.
Xem thêm: Chùa Từ Đàm – Biểu tượng Phật giáo của Huế
Lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ và các giá trị nhân văn… làm ý tưởng chủ đạo, chú trọng tâm hướng sống thiền. Đi vào Chánh điện phải qua một cổng đó là cổng Phương Thảo Địa. Cổng này cũng chính là môt trong nhiều địa điểm được khác lựa chọn để lưu giữ những tấm hình kỹ niệm.
+ Tử vân am: Được thiết kế gần như đồng bộ với chánh điện, là nơi để sư trị trì chùa ở, làm việc, tiếp khách. Quanh Tử vân am được trồng các lọai cây cảnh khác nhau khiến cho không gian nơi đây thêm phần tươi xanh và trong trẻo. Khách đến chùa đông nhất là vào những ngày Tết Nguyên Đán. Ai cung muốn những ngày đầu năm thật trong lành và những ngày tiếp theo thật bình an. Trong những ngày này, chánh điện sẽ được bố trí các quẻ bói bằng thơ, khách đến thắp hương bái phật sẽ đươc bốc 1 quẻ sau đó mang đến Vân tử am để gặp sư trụ trì để được giải thích. Đây dường như là một trong những điều thu hút khách và dân địa phương đến viếng chùa vào những ngày Tết.
Trước mặt am được thiết kế 1 hồn non bộ rất đẹp mắt, bởi hòn non bộ này được đặt trang trí các loài hoa thân thảo, thân mộc, phong lan, địa lan, cây cảnh.
+ Nghinh lương đình là công trình được làm từ ngói móc và gỗ tạp lấy được từ rừng trồng, không gian mở với ba mặt để trống. Thường được trưng bày thư pháp Việt, Hán, điểm xuyết các bức tranh hội họa, tranh tượng, ảnh nghệ thuật về thiên nhiên hoa lá.
+ Nhà khách
Vật liệu cũng ngói và gỗ tạp, được thiết kế gần như là không gian mở như nghinh lương đình, có bàn và thảm, nơi đây dùng làm nơi dùng chân, nghỉ ngơi, tránh nắng cho khách tham quan và viếng cảnh chùa.
+ Tĩnh trai đường
Dùng làm nhà bếp, nhà thọ trai cho Chư Tăng và chúng điệu Tĩnh trai đường được thiết kế và đặt ở đằng sau.
+ Chúng hòa đường
Cốc liêu Chư Tăng
Thường được dành cho các vị tỷ-kheo hoặc sa-di lâu năm, lớn tuổi.
+ Cốc liêu Chư Ni
Thường dành riêng cho chư ni và tu nữ ở xa đến tu học, hành thiền.
Không gian nghệ thuật
Không gian này khá rộng lớn, đây cũng chính là phần ghi điểm về nghệ thuật, khiến chùa nỗi tiếng và thu hút du khách của chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Không gian của chùa gồm có công trình chính và phụ:
Vườn cỏ đá và Ngũ hồ là năm hồ nước lớn.
Hồ lớn đầu tiên khi bạn mới vừa đặ chân đến khuôn viên chùa và nhìn thấy đó là hồ chính có tên là Thủy nguyệt đàm.
Hồ thứ hai tên là Sơn ảnh hồ vì trên mặt hồ này luôn lưu bóng núi, trên hồ được thiết kế một chiếc cầu đá nhưng thoạt nhìn nếu không chạm và những tưởng đó là gỗ, được đặt tên là Giải trần kiều.
Hồ thứ ba cách một đồi thông, có tên là Vọng oa đàm. Vì khuôn viên chùa khá rộng lớn nên để đi đến hồ thứ ba này chắc chắn các bạn cũng đã thấm mệt, gần bên hồ này có những bàn đá giả gỗ, cũng là nơi nhà chùa dành cho khách tham quan dừng chân.
+ Thư pháp đình:
Đối diện với đồi thông, bên kia hồ nước có một ngôi cụm nhà thủy tạ năm mái, được gọi là Thư pháp đình, bên trong trưng bày thư pháp với những câu thơ được thay đổi theo mùa. Tham quan thấm mệt đây cũng là nơi dùng chân, thưởng thức chiêm nghiệm thư pháp.
XEM THÊM: Đại Nội Huế – Giá trị lịch sử của triều đại nhà Nguyễn
Phong cảnh đẹp hữu tình, là một nơi tuyệt vời cho các bạn tĩnh tâm . Hy vọng mốt số thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm 1 địa điểm tham quan thú vị
Sẽ trái ngược hoàn toàn với thời tiết trước khi bạn đặt chân đến đây, cây cối trong xanh, mát mẻ và vô cùng trong lành. Khí hậu cộng với phong cảnh sẽ là điểm đến tuyệt với dành cho bạn.
Ngày thường bạn đến sẽ thấy ít lượt khách viến thăm, không gian có vẽ tĩnh lặng hơn. Nhưng nếu đến đây vào các dịp lễ, Tết các bạn sẽ thấy không khí nhộn nhịp khác hẳn, tiếng cười, nói trò chuyện vứ vang vọng quanh vách núi.
Hơn nữa, là chùa trên núi nhưng đã rất được chú trọng đầu tư các công trình phụ dành cho khách tham quan. Đây là một điểm công lớn dành cho chùa.
Bạn chưa biết đi đâu vào các dịp lễ, Tết hay ngày nghỉ? Hãy thư giản và tĩnh tâm với Huyền Không Sơn Thượng.
XEM THÊM: Địa điểm du lịch Huế
Dạ xin chào Quý Du Khách,
Chúng em là Hue Smile Travel – Du Lịch Nụ Cười Huế
Sứ mệnh của chúng em là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn qua mỗi chuyến du lịch; chúng em tin rằng ” chất lượng là nguồn sống, uy tín là hơi thở” sẽ giúp chúng em hoàn thành sứ mệnh và kết nối thêm nhiều chuyến du lịch ý nghĩa cùng quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn.