lang-dan-lat-bao-la-hue-smile-travel

Làng nghề đan lát Bao La

Khi đã xong vụ lúa, bà con làng Bao La ở xã Quảng Phú huyện Quảng Điền lại bắt tay vào nghề đan tre nứa truyền thống của mình – một nghề mà dường như đã gắn liền với tên gọi của làng, đó là làng nghề đan lát Bao La.

cua-hang-luu-niem-dan-lat

Nằm cách Thành phố Huế khoảng tầm 15km về phía Bắc. Làng Bao La hiện ra với sự giản dị và bình yên đến lạ. Làng Bao La nổi tiếng với nghề đan lát. Không ai biết nghề đan lát xuất hiện ở làng Bao La từ khi nào? Chỉ biết rằng nói đến nghề đan thúng mủng thì Bao La là làng nổi tiếng từ xưa đến nay của cả vùng đất Huế. Hàng đan bằng tre, nứa của Bao La vừa đẹp vừa bền và nổi tiếng với câu ca truyền khẩu: “Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào”.

vat-dung-dan-lat

Ban đầu đan lát không phải là công việc chính của những người dân nơi đây, người dân trong làng chủ yếu làm ruộng, họ tận dụng thời gian rảnh sau vụ mùa để đan lát tạo ra những vật dụng trong gia đình. Tuy nhiên về sau các sản phẩm này được ưa chuộng, người tìm mua rất nhiều. Nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất.

XEM THÊM:

Địa điểm du lịch Huế

dan-lat

Loại tre mà người dân nơi đây chọn dùng để đan lát đó là loại tre đặc biệt. Thân thẳng, gióng dài, người dân nơi đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã tạo ra những vật dụng cần thiết và gần gũi với cuộc sống của con người như thúng, mủng, rá rổ, nong nia, tràng trẹt…

dan-lat-bao-la

Theo như người dân ở nơi đây chia sẻ, muốn đan được một cái thúng hay cái mủng quả thật là không phải chuyện đơn giản, người dân phải lặn lội đi rất xa để mua lồ ô sau đó đem về cưa lấy đoạn gộc vót vành tròn lót trong, vót vành ngoài lép, đoạn giữa chẻ nan vót láng đan mên, khúc đọt chẻ mảnh hơn, nhỏ hơn để đát thành miệng thúng. Lận vành phải người lớn quen tay mới làm được. Nức vành thúng phải nức lật đôi, thúng nhỏ nức dày 90 nức lật. Thúng lớn thì nức trăm hai, trăm ba nức lật, cái thúng mới chắc nụi. Sau cùng đốt lửa rơm hui cho cháy xơ tre. Cho cái thúng bén lửa ngả màu vàng ruộm khói bếp để chống mọt.

dan-lat-bao-la-2

Xem thêm:

Du lịch Huế nên đi đâu để chữa lành tâm hồn và tìm lại ngày tháng bình yên?

Ngày nay cơ chế thị trường và cuộc sống hiện đại đã làm cho nghề đan lát truyền thống của làng Bao La dần mai một, nhưng cũng chính vì thế mà bây giờ ở làng lại xuất hiện nhiều sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ mang dáng dấp hiện đại với các kiểu, loại bàn ghế bằng tre, kết bằng mây, giỏ xách, các kiểu lẵng hoa, các loại giá treo đèn trang trí… và một số mặt hàng phục vụ du lịch. Theo thời gian, truyền thống nghề đan lát của làng cũng phải thay đổi theo. Nhưng cái thay đổi này bắt nguồn từ lòng yêu nghề, gắn bó với nghề làm động lực chính để gắn kết những bàn tay và khối óc của cả làng trong quá trình tìm ra một hướng đi mới cho sản phẩm đan lát Bao La.

dan-lat-bao-la-3

Chính từ những sản phẩm truyền thống độc đáo của làng nghề đan lát Bao La đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế quan tâm, tìm đến. Những sản phẩm độc đáo ấy đã góp phần tạo nên dấu ấn của Huế vào mỗi kỳ Festival. Nếu có dịp đến Huế bạn nên đến thăm làng nghề để có thể hòa mình vào trong đó. Trải nghiệm và tìm hiểu thêm về con người, về nghề truyền thống đặc biệt ở nơi đây.