bo-tri-vua-gia-long-tuyet-dep

Khám phá Lăng Gia Long – Tượng đài tình yêu bất tử

Lăng Gia Long là một trong những công trình lăng tẩm nổi tiếng đỉnh cao thời triều Nguyễn. Ẩn mình giữa rừng thông rộng lớn, với 42 ngọn đồi núi lớn nhỏ, Lăng Gia Long mang vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và yên bình. Đến với Huế, du khách hãy một lần ghé thăm lăng Gia Long để chiêm ngưỡng được nét đẹp và khám phá câu chuyện về tình yêu bất tử gắn liền với lăng mộ này nhé.

lang-vua-gia-long

Lịch sử về lăng Gia Long

Lăng Gia Long (còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng) là lăng mộ của vua Gia Long (1762-1820). Lăng Gia Long được bắt đầu xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất.

Toạ lạc tại một vùng núi hẻo lánh, lăng Gia Long được xây dựng ở ngọn đồi cao nhất của Thiên Thọ Sơn (Nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Huế). Nơi đây được cho là “tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, và là nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt mười ngàn năm”.

phong-canh-tuyet-dep

So với các công trình lăng tẩm khác ở Huế, lăng Gia Long là đặc biệt hơn cả. Vì đây là lăng của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn. Mời các bạn cùng điểm qua đôi nét về cuộc đời vua Gia Long – vị anh hùng dân tộc Việt Nam nhé.

Câu chuyện về cuộc đời vua Gia Long

Vua Gia Long (sinh ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 08/02/1762) huý là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh. Ông là vị vua sáng lập nhà nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam (1802 – 1820).

Sinh ra vào thời đất nước bị chia cắt 2 đàng, cuộc đời đầy phong ba, bão táp của vua Gia Long bắt đầu từ năm ông mới chỉ là một cậu bé 13 tuổi. Với hành trình 25 năm ròng rã, gian nan, ông đã trải qua nhiều thất bại lớn, cầu viện quân Xiêm La đánh Tây Sơn, khiến đất nước bị chia cắt một phần lãnh thổ cho thực dân Pháp.

bo-tri-vua-gia-long-tuyet-dep

Về sau, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, sáng lập ra nhà Nguyễn. Chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam – kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Đây là một bước ngoặc lịch sử vô cùng trọng đại, gắn liền với cuộc đời vua Gia Long.

Sau hơn 18 năm trị vì, vua Gia Long lâm bệnh nặng vùa qua đời ở tuổi 59 (năm 1820). Ông được chôn cất tại Lăng Gia Long. Khu lăng mộ này được đích thân ông chọn và đốc thúc xây dựng từ năm 1814 và hoàn thành ít lâu sau khi ông qua đời.

Những điểm nổi bật, hấp dẫn của Lăng Gia Long

Đường đi vào lăng Gia Long qua một khu rừng thông rộng lớn, hai bên đường được trồng thông và cây sầu đâu cao vút, tạo ra một quang cảnh và không khí trong lành, mát mẻ và tĩnh mịch.

lang-gia-long-5

Đây có lẽ là con đường lãng mạn nhất so với các lăng mộ khác ở Huế. Cảnh sắc nơi đây vô cùng hoang sơ và trữ tình.

Có hồ sen xanh rực rỡ sắc hồng của những cánh hoa sen, toả hương thơm ngát khắp núi đồi.

lang-gia-long-10

Lăng Gia Long nằm trên một quả đồi bằng phẳng của Thiên Thọ Sơn ,cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20km về phía Tây. Đây là khu lăng mộ có quy mô hoành tráng nhất của triều Nguyễn. Toàn bộ khu vực lăng rộng hơn 28km2, tạo thành một cảnh quan hùng vĩ, chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bò Tả Trạch sông Hương.

lang-gia-long-4

Trước lăng Gia Long có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ uy nghiêm.

lang-gia-long-6

Lăng có kiến trúc hoành tráng nhưng đơn giản như cuộc đời của một vị võ tướng; được chia làm 3 khu vực:

  • Phần giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu
  • Bên phải là khu vực tẩm điện với trung tâm là điện Minh Thành
  • Bên trái là Bi Đình.

Ngoài ra, lăng còn có hệ thống các lăng phụ cận, trong đó đáng lưu ý nhất là lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – người phụ nữ đã sinh ra vị vua có tài nhất của triều Nguyễn – vua Minh Mạng.

Các công trình được trải ra theo chiều ngang, rộng mênh mông nhưng không có lầu đài đình tạ và cũng không xây dựng la thành.

lang-gia-long-3

Đơn giản nhất là khu mộ táng thi hài vua và hoàng hậu. Hai nấm mộ bằng đá nằm song song, cách nhau chỉ một gang tay, có cùng khuôn khổ và kích thước, bên trên đều có hai mái chảy xuôi trông như những mái nhà. Không một nét hoa văn, chạm trổ, không sơn son thiếp vàng, chỉ là những bức tường cũ kĩ mà thời gian đã vô tình nhuộm đen thành màu than đá.

lang-gia-long-2

Điện Minh Thành – công trình kiến trúc chính của lăng cũng đơn giản không kém. Các hoạ tiết trang trí trong nội thất đều được chạm trổ hình chữ “thọ” ở giữa, cách điệu bằng hoa lá chung quanh. Sườn điện chạm trổ đơn sơ, nhưng lại toát lên sự khoẻ khoắn, quyền lực. Điểm nổi bật nhất là tất cả những con rồng ở các tầng sân, bậc thềm ở lăng Gia Long đều được đắp bằng vôi gạch chứ không chạm bằng đá như ở các lăng khác về sau.

Tham khảo: Tour khám phá Huế 1 ngày ( Thăm quan các lăng tẩm ở Cố Đô)

Lăng Gia Long và câu chuyện về tình yêu bất tử

Điểm độc đáo nhất của lăng Gia Long mà các lăng tẩm khác không có, đó là lăng Gia Long là nơi duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng. Theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, mộ vua Gia Long bên trái, mộ bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu bên phải.

lang-vua-gia-long-tinh-yeu-bat-tu

Hình ảnh hai ngôi mộ nằm cạnh nhau minh chứng cho tình cảm vợ chồng son sắt, thuỷ chung, vào sinh ra tử với nhau suốt cuộc đời chinh chiến, vượt qua mọi sóng gió cuộc đời. Đây quả là một hình ảnh đẹp, tượng trưng cho một tình yêu bất tử, linh thiêng.

lang-gia-long-9

Toàn cảnh Lăng Gia Long đẹp như một bức tranh tuyệt tác giữa thiên nhiên và kiến trúc xưa. Có lẽ, vua Gia Long đã có dự kiến trước khi chọn một nơi đẹp đẽ, đậm chất thơ này để gửi gắm giấc ngủ ngàn thu của mình. Nếu đến Huế, các bạn nhất định phải ghé thăm lăng Gia Long nhé.

lang-gia-long-7

Nguồn ảnh : Sưu tầm, Nguyễn Phong

Xem thêm: Tour ghép Huế 1 ngày: Cố Đô Xưa – Trải nghiệm mới