Trang phục Vua Chúa Việt Nam qua các thời kỳ
Khác với đất nước Việt Nam hiện đại như bây giờ, Việt Nam thời phòng kiến, trị vì đất nước lúc bấy giờ chính là các vị vua.
Thời ký đó, Việt Nam đã trãi qua nhiều triều đại với triều đại cuối cùng là triều Nguyễn, lấy Phú Xuân là Huế bây giờ làm kinh đô. Mỗi triều đại sẽ có một đặc điểm riêng, một nét văn hóa riêng, thể hiện qua các mảng như ẩm thực, phong tục, phục trang của các triều đại nhé.
Để biết được nét khác biệt giữa các triều đại vua một cách rõ nét nhất, bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về trang phục vua chúa Việt Nam và sự khác biệt giữa trang phục của vua triều Nguyễn- triều đại cuối cùng so sánh với triều đại nhà Lý- Trần- triều đại được xem là văn minh nhất.
1. Trang Phục triều Lý- Trần
Cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, triều đại Lý – Trần còn phát triển nỗi bật về văn hóa. Đây còn được gọi là giai đoạn hưng thịnh của văn hóa Đại Việt. Như có người đã nhận xét: Nước Nam ở hai triều Lý- Trần nỗi tiếng là văn minh.
Từ thời lý, trang phục của ngừi Việt nói chung và của vua chúa nói riêng đã có nét khác biệt, mang đậm bản sắc dân tộc, văn hóa riêng, không pha tạp, không trộn lẫn. Phải nói đây là triều đại phát triển nhất về mọi mặt. Thời đại này, thông qua trang phục, được coi như là giai đoạn phục hưng nền văn hóa Việt cổ bản địa.
Về chất liệu, nhà Lý chủ trương dùng gấm vóc Đại Việt, đây là chủ trương dùng gấm vóc trong nước thay vì gấm vóc của nhà Tống như trước đó. Điều này khẳng định sự tự lực tự cường của dân tộc lúc bấy giờ.
hình ảnh từ baodatviet.vn
Về họa tiết
Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng, như những hình dạng xoắn ốc đôi, chính là ký hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, như hình tượng con rồng thời Lý là “rồng rắn” một đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước.
Rồng thời Lý không nhầm lẫn với các thời khác, với hình tượng rồng được cách điệu, tối giản hết mức với các đường nét uống lượng mềm mại, mà không phô trương và dữ dằn như của các triều đại khác. bên cạnh những họa tiết long, ly, quy, phượng, sen, cúc, trúc, mai là hình tượng “thanh cao” chốn cung đình, còn có những hình rồng mập, khỏe và còn biết bao hình ảnh con nai, con cá, rong, rêu, cây cỏ, mây nước rất gần gũi với nhân dân.
Về phụ kiện
Phải nói phụ kiện đi kèm trang phục cho vua chua thời Lý tuy được gia công từ những chất liệu quý nhưng rất đơn giản. Mũ mão vẫn được sơn son thiếp vàng đính ngọc nhưng không quá phô trương cũng không qua xơ sài.
Về phân loại trang phục
Trang phục vua chúa thời Lý – Trần được phân theo tính chất công việc và mứa độ quan trọng của công việc như: trang phục thượng triều- thường triều; trang phục nghi lễ- thường phục ngoài ra còn được phân theo mùa. Mùa đông, mùa hè sẽ có quy định trang phục riêng.
Xem thêm: Đỉnh cao nghệ thuật tạo hình Lăng Vua Khải Định
2. Trang phục vua triều Nguyễn
Về chất liệu
Trang phục của vua thờ bấy giờ là chất liệu cao cấp như lụa, gấm được đặt mua từ Trung Quốc, về sau thì được đặt mua tại các hộ dệt vải lụa truyền thống tại Hà Đông.
Về họa tiết
Hầu như toàn bộ áo mũ vua đều được thêu rồng, áo mũa hoàng hậu được thêu hoa và phượng hoàng được thêu dệt uốn lượn và công phu. Ngoài ra áo vua còn đươc thêu chữ Hán thường là các chữ: Phúc, Lộc, Thọ được nạm ngọc, đính đá, kim sa kim tuyến, áo hoàng hậu và thái hậu cũng vậy tuy nhiên chữ in chìm và chỉ đính kim sa, kim tuyến.
Nguồn ảnh: lichsunuocvietnam.com
Về phụ kiện
Nhằm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái và uy nghiêm cho tầng lớp vua chúa triều Nguyễn, tất cả phụ kiện đều được đính những họa tiết bằng các chất liệu quý hiếm như vàng, ngọc, đá quý, kim cương. Điển hình chiếc mũ mà vua đội lúc thượng triều để bàn việc lớn được gắn 31 hình rồng bằng chất liệu vàng, 30 đóa hoa vuông tọa trên khảm ngọc và 140 hạt kim cương, trân châu nhằm tạo điểm nhấn, tăng nét nỗi bật, sang trọng cho phụ kiện.
Các phụ kiện đi kèm trang phục của hoàng hậu thường được đính những chất liệu qúy như vàng, bạc và các loại đá quý khác. Đa số kim cương là loại đá quý được lựa chọn hàng đầu. Ngoài kim cương và các loại đá quý, vàng cũng là chất liệu được ưu tiên lựa chọn cho việc trang trí.
Biểu tượng cho tầng lớp vua chúa thường là những hình rồng uốn lượn thì trên mũ mão của hoàng hậu còn được gắn thêm 9 con phượng bằng vàng, 4 trâm bạc gắn trân châu. Tổng cộng một chiếc mũ của hoàng hậu triều Nguyễn được đính198 hạt trân châu, 231 hạt pha lê.
Về phân loại
Thường thì trang phục của vua được phân thành các loại: trang phục thượng triều- thường triều; trang phục nghi lễ- thường phục; trang phục theo các mùa kèm theo đó là các tên gọi khác nhau như thời Lý-Trần.
Huế Smile travel vừa giới thiệu cho các bạn một số nét khác biệt về trang phục của hai triều đại nỗi nật nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các bạn muốn tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy các trang phục vua chúa triều Nguyễn cũng như các vật dụng trong cung vua được lưu giữ cho đến bây giờ thì hãy nhanh chân xách vali lên và đến Huế liền nhé.
Xem thêm: Lăng Tự Đức – Phảng phất hồn thi sỹ lãng mạn của vua Tự Đức
Xem thêm: Tin tức du lịch
Dạ xin chào Quý Du Khách,
Chúng em là Hue Smile Travel – Du Lịch Nụ Cười Huế
Sứ mệnh của chúng em là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn qua mỗi chuyến du lịch; chúng em tin rằng ” chất lượng là nguồn sống, uy tín là hơi thở” sẽ giúp chúng em hoàn thành sứ mệnh và kết nối thêm nhiều chuyến du lịch ý nghĩa cùng quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn.