Điện Voi Ré – Di tích văn hóa ít ai biết đến

Đến với Huế một thành phố cổ kính mộng mơ các du khách sẽ không thể không thăm thú các không gian lịch sử, các cảnh quan, di tích lịch sử. Ngoài lăng miếu, đền đài, chùa chiền, danh lam thắng cảnh thơ mộng, trữ tình ở Huế các du khách không thể bỏ qua một di tích văn hóa được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1998, đó chính là Điện Voi Ré

dien-voi-r---mieu-long-chau-hue

Dien-Voi-Re

Điện Voi Ré thuộc địa phận Thôn Trường Ðá, xã Thuỷ Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung thâm thành phố về phía Tây 5km (cách Hổ Quyền 400m)

Ðiện Voi Ré xây dựng năm 1817, tọa lạc trên khu đất rộng 2.000m2, vòng thành bao quanh rộng 44m, dài 44,6m. Miếu Tượng dài 2,6m, rộng 2,2m. Ðiện Long Châu cấu trúc theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” gồm 5 gian 2 chái. Mộ Voi Ré và Voi Ô Long đắp nổi hình chữ nhật, dựng bia bằng đá thanh.

Vì sao lại gọi là Điện Voi Ré?

Ngày xưa, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, một trong những trận giao tranh có một dũng tướng ở Đàng Trong không may hi sinh giữa trận tiền. Trước cái chết đau lòng của chủ con voi đã chạy một mạch hàng trăm dặm về thủ phủ Phú Xuân, đến đồi Thọ Cương con voi bỗng rống lên môt tiếng dài vang trời phẫn uất thì phục xuống trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước tình cảm trung thành của con voi đối với chủ, người dân nơi đây đã kêu gọi nhau an táng với đầy đủ lễ nghi rồi đắp mộ cho voi, về sau người dân vẫn thường gọi đây là mội Voi Ré.

dien voi_re_hue

Đến thời vua Gia Long, sau khi lên ngôi vua, vua Gia Long muồn tôn thờ những con voi trung thành nhất đã hy sinh trong trận chiến đã cho xấy Điện thờ bên cạnh mộ Voi Ré, Điện này cũng được gọi là Điện Voi Ré.

Điện Voi Ré có gì đặc biệt?

Điện được xây dựng tuân theo những nguyên tắc phong thủy Đông phương, thành lồi được vận dụng để làm bình phong che chắn cho điện, tiếp đến là hồ Điện, đây cũng là yếu tố phong thủy quan trọng của điện, tăng giá trị thẩm mỹ cho điện. Hồ tràng ngập sen thơm ngát vào mùa hè, nước trong vào mùa đông, với diện tích 1000m2 vào mùa hè hồ mang một sắc hồng yên bình, rực rỡ từ hoa sen, với độ sâu khoảng chừng 3m, hồ được tạo dựng nguyên sơ hai bên không kè đá.

mieu-long-chau
Công trình kiến trúc quan trọng nhất trong khu vực này là Miếu Long Châu. Cũng như các công trình kiến trúc cung đình khác, miếu Long Châu được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống trùng thiềm điệp ốc. Nhà chính gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt. Bên trong trang trí bằng hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc trình bày đơn giản hơn nhiều so với những cung điện khác, chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Theo các nhà nghiên cứu trước, phần hậu điện của ngôi miếu có thờ 15 vị thần hộ vệ và tất cả đều thờ bằng bài vị. Hiện nay, trong miếu chỉ còn lại bài vị của 4 vị thần là: thần Thiên Sư, thần Chúa Động, thần Hồng Nương, thần Tiền Hậu Khai Khẩn.

voi re_hue
Phía Bắc là miếu Long Châu cổ kính; phía Nam có cổng tam quan rêu phong, uy nghiêm, tĩnh mịch. Du khách đến dễ lắng động tâm hồn mà không khỏi rung động bởi những hoài niệm xưa cũ của tuổi thơ ùa về. Phía trước cổng tam quan có hệ thống bậc cấp đi lên gồm 17 bậc cấp đều đặn không kém phần tráng lệ, cổ kính. Thẳng theo lối chính, trước khinh vào sân chính của miếu du khách sẽ bắt gặp một bức bình phong Long Mã cực đẹp mang đậm lối kiên trúc xưa.
Ngoài ra, nằm sang hai bên miếu Long Châu là hai ngôi nhà thờ phụ thường được gọi là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện. Hai ngôi nhà này dùng làm nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trong các trận mạc trong thời kỳ xây đế nghiệp của triều Nguyễn và cũng làm nơi tiếp đãi quan khách sau khi kết thúc các nghi thức lễ tế. Trước hai ngôi nhà này, còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng. Cách miếu Tượng một khoảng không xa là miếu thờ tượng voi chế tác tinh xảo bằng đá Thanh, cao 0,7m. 

  Với các bạn trẻ đã thăm thú khắp nơi với những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hãy bổ sung vào bộ sưu tập du lịch của mình một thứ gì đó cổ kính, rêu phong như là Điện Voi Ré Huế ngay nào.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Huế đừng nên bỏ lỡ