Lăng Minh Mạng – Nghệ Thuật Lịch Sử Và Triết Lí Nhân Sinh
Nếu Lăng Tự Đức là một bức tranh sơn thủy hữu tình, phản ánh tính cách thi sũ của vua Tự Đức. Lăng Khải Định độc đáo với nét văn hóa Đông Tây kết hợp thể hiển phần nào tính cách Vua Khải Định thích chơi ngông. Thì lăng Minh Mạng lại bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc đạo.
1. Đôi nét về Vua Minh Mạng và vị trí lăng Minh Mạng
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm – con thứ của Vua Gia Long. Năm 1820, Thái tử Đảm lên ngôi và lấy hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng lên ngôi khi chế độ quân chủ trung ương tập quyền nhà Nguyễn đã củng cố triệt để. Là một người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, không thích phương Tây vì vậy toàn bộ kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho Học. Sau khi làm vua được 7 năm, vua Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn Lăng cho mình. Đến năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Bốn tháng sau, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công viêc. Một tháng sau, công việc cừa được tiếp tục thì Vua Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, đã huy động gần 10000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành và đầu năm 1843 việc xây lăng mới hoàn tất.Vua Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng cộng 142 người con.
Lăng Minh Mạng nằm ở quốc lộ 49, Hương Thọ, Tp Huế, trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12km.
Xem ngay tham quan Lăng Minh Mạng trong tour huế 1 ngày
2. Quy mô và cấu trúc Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoản 40 công trình lớn nhỏ bao gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ,… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn tới chân thành của La Thành sau mộ vua.Các công trình đều được phân bố trên ba trục lớn và song song với nhau lấy đường Thần Đạo làm trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra như sau:
Đại Hồng Môn là cổng chính ra vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp được trang trí đẹp mắt. Cổng chính chỉ mở một lần lúc đưa quan tài vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình là sân rộng nằm sau Đại Hồng Môn vớ 2 hàng tượng quan viên và voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thấn Sơn, bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha Minh Mạng.
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn. Tòa nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng qua đường Thần Đạo.
Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm ở đồi mang tên Khai Trạch Sơn.
3. Triết lí nhân sinh của lăng Minh Mạng
Khi tham quan lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), hầu hết du khách đều cảm nhận được sự khác biệt so với các lăng tẩm vua nhà Nguyễn bởi vẻ đẹp hài hòa, sự yên tĩnh và ẩn chứa nhiều sự sống tiềm tàng. Đến với lăng Minh Mạng con người không cảm thấy không khí u tịch, tang khóc mà là sự thanh lọc, hồi sinh giữa sự sống và cái chết. Ta thấy ở Vua Minh Mạng có thái độ thanh thản khôn ngoan đối với cái chết, là một người chịu ảnh hưởng học thuyết Lão – Trang nên ông có quan niệm: “Trong các loại sinh vật chỉ có con người là ý thức được bản thân mình và vũ trụ xung quanh, do đó mà biết lựa chọn thái độ với thiên nhiên. Có khi là hoà hợp với thiên nhiên, có khi là chinh phục và kiểm soát hoặc lợi dụng thiên nhiên”.
Theo ông, chết không phải là hết mà chết là bước sang một thế giới mới với nhiều hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp. Nên việc ông cố gắng tìm cho mình một mảnh đất tốt và biến nó trở thành thiên đường trên mặt đất, nên yên nghỉ đầy nhạc và thơ, đặc biệt hơn là nơi không thấy bóng dáng của cái chết, sự tang tóc. Thế nên, Lăng Minh Mạng là lăng thể hiện kết nối giao hòa giữa trời đất và con người, cân đối hài hòa để tạo nên linh hồn. Điều ấn tượng khiến mọi người đến tham quan lăng là vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh thủy mạc mà thiên nhiên ưu đãi dành cho nơi đây. Một quan niệm sâu sắc về sự giao hòa, thống nhất, hòa hợp tự nhiên và con người; sự cân đối, hiền hòa trong suy tưởng. Đó là cách Minh Mạng tạo ra sự sống sau cái chết. Và cũng là một trong những địa điểm du lịch Huế hàng đầu được du khách thập phương muốn trải nghiệm, khám phá.
Xem thêm: Lăng vua Gia Long – tượng đài tình yêu bất tử
Dạ xin chào Quý Du Khách,
Chúng em là Hue Smile Travel – Du Lịch Nụ Cười Huế
Sứ mệnh của chúng em là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn qua mỗi chuyến du lịch; chúng em tin rằng ” chất lượng là nguồn sống, uy tín là hơi thở” sẽ giúp chúng em hoàn thành sứ mệnh và kết nối thêm nhiều chuyến du lịch ý nghĩa cùng quý Cô Chú, Anh Chị và các Bạn.